KHI NÀO CẦN THỰC HIỆN TẦM SOÁT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ?

Blue and White Modern Pharmacy Lab Poster

Tầm soát đái tháo đường thai kỳ (Gestational Diabetes Mellitus: GDM) là một việc quan trọng trong chăm sóc tiền sinh nhằm phát hiện và quản lý sớm bệnh lý này để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

  1. Thời điểm tầm soát đái tháo đường thai kỳ:
    • Tuần 24-28 của thai kỳ:

Đây là thời điểm chuẩn để tầm soát vì hormone của nhau thai trong giai đoạn này làm tăng tình trạng kháng insulin, tăng nguy cơ phát triển GDM.

    • Trước tuần 24 (nếu có nguy cơ cao):

Những phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao (xem mục 2) nên được tầm soát sớm hơn, ngay từ lần khám thai đầu tiên (thường là tuần 10-13).

  1. Đối tượng có nguy cơ cao cần tầm soát sớm:

   2.1.Tiền sử cá nhân hoặc gia đình:

    • Đã từng bị đái tháo đường thai kỳ ở lần mang thai trước.
    • Có tiền sử sinh con lớn (> 4kg).
    • Gia đình có người mắc đái tháo đường.

  2.2. Chỉ số cơ thể và tuổi:

    • Thừa cân hoặc béo phì (BMI > 25).
    • Tuổi ≥ 35 tuổi.

   2.3. Tiền sử bệnh lý khác:

    • Tiền sử hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
    • Tiền sử tăng huyết áp.
    • Rối loạn chuyển hoá lipid máu.
    • HbA1c > 5.7% hoặc rối loạn dung nạp glucose trong quá khứ.
    • Suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV)

   2.4. Nguy cơ chủng tộc/di truyền: Người gốc Đông Nam Á, Nam Á, Mỹ Latin, hoặc Châu Phi có nguy cơ cao hơn.

  1. Phương pháp tầm soát:

Kỹ thuật phổ biến nhất hiện này là Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT – Oral Glucose Tolerance Test):

    • Sử dụng 75g glucose (OGTT tiêu chuẩn): Thực hiện sau khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ;
    • Cho thai phụ uống 75g glucose trong 5 phút;
    • Đo glucose máu ở 3 thời điểm (lúc đói, sau uống 1 giờ và 2 giờ).

   ***Mục tiêu chẩn đoán (Theo ADA và Bộ Y tế Việt Nam 2021):

Chẩn đoán GDM được xác định nếu bất kỳ giá trị glucose huyết tương nào bằng hoặc vượt quá các ngưỡng giá trị dưới đây trong nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (OGTT):

Giờ Glucose huyết tương tĩnh mạch

(mg/dL hay mg%)

Glucose huyết tương tĩnh mạch

(mmol/L)

Đói ≥ 92 ≥ 5.1
1 giờ ≥ 180 ≥ 10.0
2 giờ ≥ 153 ≥ 8.5

 

  1. Tầm quan trọng của việc tầm soát:
    • Đối với mẹ: Ngăn ngừa các biến chứng như tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, hoặc nguy cơ phát triển đái tháo đường type 2 sau sinh.
    • Đối với thai nhi: Giảm nguy cơ thai to, chấn thương khi sinh, hạ đường huyết sơ sinh, hoặc các vấn đề chuyển hóa sau này.

Kết luận:

Phụ nữ mang thai cần thực hiện tầm soát đái tháo đường thai kỳ vào tuần 24-28, hoặc sớm hơn nếu có yếu tố nguy cơ cao. Điều này giúp phát hiện sớm và quản lý hiệu quả, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

 Theo ThS. Nguyễn Vũ Lam Yên – Cố vấn chuyên môn Trung tâm Xét nghiệm Y khoa Yeslab

Tài liệu tham khảo:

  1. Quyết định 1470/QĐ-BYT Về việc ban hành tài liệu chuyên môn Hướng dẫn quốc gia về sàng lọc và quản lý đái tháo đường thai kỳ”, ngày 29 tháng 5 năm 2024.
  1. https://doi.org/10.2337/dc22-S002

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỬI CÂU HỎI

    HOTLINE

      ĐẶT LỊCH HẸN